Polaroid
Không bấm vùng phía trên kẻo mất tiền nhé!



Mụ ta tính sẽ về trong âm thầm, giải quyết công việc cũng trong lặng lẽ rồi âm thầm ra đi. Không ngờ lại gặp Sáu Thà, để giờ chuyện thêm rắc rối.

- Đi bà. Mình ghé nhà Xuân Lai một chút.

Miễn cưỡng bước theo mà mụ Liễu cứ mong cho mau xong chuyện để còn lo công việc riêng của mình. Ghé vào một ngồi nhà nhỏ, Sáu Thà giới thiệu:

- Đây là nhà của Xuân Lai.

Không cần phải gõ cửa, bởi hình như nhà không cần khóa, cũng chẳng có ai ra hỏi. Vừa bước vào thì bỗng mụ liền khựng lại, kêu lên thành tiếng:

- Trời ơi!

Trước mắt mụ, khung ảnh trên bàn thờ đã khiến mụ muốn đứng tim! Bởi ảnh đó chính là... Xuân Hằng!

Nghe mụ kêu trời, Sáu Thà ngạc nhiên:

- Có chuyện gì vậy?

Mụ Liễu không tin vào mắt mình, nên bước tới thật gần, nhìn sát vào bức ảnh, rồi thất thần kêu lên lần nữa:

- Như thế này là sao, hở trời?

- Chuyện gì vậy bà? Quen con nhỏ này hả?

Mụ ta thều thào:

- Chính là nó. Con nhỏ mới bỏ đi hai ngày qua!

Sáu Thà la lên:

- Con này chết cách đây đã ngót hai tháng rồi. Nó thắt cổ chết ngay sau hè nhà này, chỗ cây xoài, nên mấy hôm này người ta đồn ầm lên chuyện con ma gốc xoài hiện hồn nhát mọi người. Không biết chuyện đó có hay không, nhưng chắc chắn là nó đã chết, mả đã gần xanh cỏ rồi!

Mụ Liễu vẫn lắc đầu nguầy nguậy:

- Không thể được! Không thể có hai người giống nhau như đúc vậy được!

- Ai giống ai?

- Con Xuân Hằng trong ảnh đây với con nhỏ làm cho tôi cũng tên Xuân Hằng, giống nhau không thể phân biệt được!

Sáu Thà thật thà:

- Chắc là người giống người thôi.

Bỗng ngoài cửa có người gọi vào:

- Có ai ở nhà không?

Sáu Thà nghe tiếng thì nhận ra ngay:

- Năm Lực đó. Bà nhớ Năm Lực không, ba của con Ánh Hồng.

Mụ Liễu giật thót tim! Mụ ta lúng túng thấy rõ:

- Sao... sao ông ta lại tới đây?

Một người đàn ông ăn mặc kiểu nông dân, xuất hiện với bó nhang trên tay, vừa nhìn thấy mụ Liễu, ông đã khựng lại và rồi kêu lên:

- Cô Liễu! May quá, tôi không biết tìm cô ở đâu, thì không ngờ...

Rồi ông nói mà không chờ hỏi:

- Hai đêm rồi tôi chiêm bao thấy con Ánh Hồng người đầy máu về gọi tôi cứu nó! Tôi hỏi nó bị làm sao thì nó chỉ khóc mà không nói, rồi sau cùng chỉ nói một câu trước khi biến mất, bảo tôi phải qua nhà cô Xuân Lai sẽ gặp được nó!

Sáu Thà nói chen vào:

- Nhà Xuân Lai giờ còn đâu mà qua. Anh Năm không nhớ sao, Xuân Lai đã chết từ lâu rồi, còn đứa con gái bạn con Ánh Hồng là Xuân Hằng thì kia, anh nhìn lên bàn thờ sẽ biết.

Năm Lực sững sờ nhìn ảnh chân dung, rồi bất giác ông kêu lên:

- Nó đây mà.

Sáu Thà hỏi:

- Nó là ai?

- Cô này! Chính con nhỏ này hôm qua tôi thấy đứng cạnh con Ánh Hồng của tôi!

Rồi ông quay sang mụ Liễu:

- Con Ánh Hồng từ mấy năm nay không về nhà, tôi cũng không nhận được tin tức gì của nó, định lên Sài Gòn tìm cô, bởi hồi đó cô dẫn nó đi nói là cho nó ở chung với cô. Nhưng chưa kịp đi thì tôi chiêm bao thấy kỳ quá. Cô Liễu, con Ánh Hồng ra sao rồi?

Bị hỏi dồn, mụ Liễu bối rối:

- Con Hồng... nó... nó....

- Nó chết rồi!

Nghe tiếng nói vang lên mà không thấy người. Cả Sáu Thà, Năm Lực và mụ Liễu đều ngơ ngác nhìn quanh rồi đưa mắt nhìn nhau. Năm Lực hỏi lại:

- Có đúng vậy không, cô Liễu?

Mụ Liễu như người mất hồn, lạc cả giọng:

- Nói... nói bậy!

Lời mụ ta vừa dứt thì bức ảnh lộng kiếng của Xuân Hằng trên bàn thờ bỗng văng xuống đất, vỡ tan thành nhiều mảnh. Sáu Thà hốt hoảng: 16

- Sao vậy?

Chị ta toan chạy ra nhà sau tìm ai đó hì đã có người sợ hãi chạy lên hỏi:

- Ai làm ngã bàn thờ vậy?

Thấy quá đông người nên người đó đứng khựng lại. Đó là một cô gái lớn tuổi, tuy có vóc dáng giống như Xuân Hằng, nhưng gương mặt bị sạm đen một bên, trông dị hình dị ướng. Sáu Thà nói liền:

- Đây là Xuân Nhi, chị ruột con Xuân Hằng.

Cô gái tên gọi Xuân Nhi đó sau khi nhìn một lượt khách khứa, đã bình tĩnh lên tiếng:

- Mấy cô mấy bác tới có chuyện gì vậy? Mà sao hình của em cháu lại bể?

Cô ta vừa hỏi vừa ngồi xuống nhặt từng miếng kiếng bể gom lại, sau cùng nâng niu tấm ảnh chân dung lên, như sợ nó biến mất! Rồi bất thần cô ta òa lên khóc, giọng tức tưởi:

- Em tôi nó khổ lắm rồi, nó chết thê chết thảm mà vẫn chưa yên thân sao!

Mụ Liễu đã sợ thất thần rồi, nhưng cũng ráng hỏi:

- Cô Hằng này chết được bao lâu rồi?

Nhìn đăm đăm vào mụ ta, Xuân Nhi càng tức tưởi hơn:

- Chết cả tháng nay rồi mà có ngày nào yên thân đâu! Hôm đầu tiên khi còn treo cổ trên dây thòng lọng thì đã bị ai đó nhập hồn vào la hét vang trời, khiến không ai dám đụng vào xác, phải mất cả buổi mới lấy xác xuống được. Không biết dòng họ tôi có ở ác với ai, có hận thù gì với ai không, mà từ má tôi cho tới con Hằng, không ai chết được yên cả, trời ơi!

Rồi đột nhiên cô quay sang Năm Lực:

- Con Ánh Hồng nhà chú từ nhỏ đã chơi thân với con Hằng, coi nhau như chị em, sao bây giờ lại coi nhau như thù địch, cứ kêu la đòi mạng là nghĩa lý gì?

Năm Lực hỏi dồn:

- Con Ánh Hồng đòi mạng ai? Con tôi sao lại đòi mạng, trong khi nó...?

Xuân Nhi bớt khóc, kể khá rành mạch:

Ngay bữa chôn con Hằng thì không đóng nắp hòm của nó dược, bởi cứ nghe tiếng ai đó kêu gào, bảo phải để xác đó cho họ đưa đi đòi mạng ai đó. Tôi phải van xin, cầu khấn hết lời mới hạ huyệt được. Nhưng chôn xong thì nửa đêm hôm đó, tôi lại nghe tiếng khóc của ai đó lạ lắm ngoài mộ con Hằng! Tiếng khóc của một đứa con gái khác...

Câu nói đó khiến cho Năm Lực điếng hồn, ông ta lại nhìn sang mụ Liễu và hỏi:

- Sao cô Liễu, con Ánh Hồng tôi ở đâu?

Mụ Liễu lắc đầu, vừa xua tay lia lịa như không muốn nghe hỏi gì thêm. Mà điều đó càng khiến cho Năm Lực thêm nghi ngờ, ông ta bất thần chụp tay mụ và gào lên:

- Con gái tôi đâu?

Mụ Liễu vùng mạnh ra và thoát được, rồi vụt chạy nhanh ngoài sự phán đoán của mọt người. Chỉ sau đó vài chục giây thì không còn thấy bóng dáng mụ đâu nữa. Sáu Thà cũng phải ngạc nhiên:

- Con này sao vậy cà?

Năm Lực sau vài chục giây hoang mang, đã định thần lại, vụt chạy theo ra đường cái. Nhưng ông ta ra tới nơi thì chỉ còn thấy chiếc xe hơi của mụ Liễu mờ mờ sau lớp bụi đường.

Sau hôm trở về từ chuyến đi, hầu như mụ Liễu không ra mặt ở quán bar, mọi việc mụ ta để cho người quản lý điều hành. Trong quán có hai quản lý, Xuân Đào là quản lý nhân sự, còn một quản lý nữa là anh ruột của mụ Liễu.

Người này lâu nay không trực tiếp có mặt, nhưng ai cũng biết quyền hành lại nằm trong tay ông ta.

Vốn là một cựu mật thám Pháp, nên lão Hăngry Đỗ rất có nghề trong việc quản lý về mặt giao tế, áp phe.

Chính một tay lão đã giúp cho em gái mình có được một thế lực mạnh trong thương trường. Ân mặt từ lâu, nay phải chường mặt ra là chuyện bất đắc dĩ, bởi mụ Liễu tha thiết van xin anh mình. Mụ ta bị khủng hoảng tinh thần, đồng thời do một ẩn tình nào đó, không thể ra mặt lúc này.

Mở cửa quán bar trong tình trạng liên tục bị mất hai bông hoa hương sắc chỉ trong một thời ngắn là một chuyện khó khăn, tuy nhiên lão Đỗ vẫn tự tin vào tài ngoại giao của mình sẽ đủ sức thu hút khách chơi trở lại. Do đó vào chiều hôm ấy, lão ta gọi Xuân Đào vào và dặn:

- Cô cho gom hết các em út lại, lựa ra những đứa dưới hai mươi tuổi, cho tập trung lại phòng riêng của tôi trên lầu, để tôi sinh hoạt với họ. Những ai trên tuổi đó thì cho nghỉ bán vài hôm, chờ tôi giải quyết xong công việc mới tính tới.

Đúng giờ, lão ta có mặt cùng khoảng trên mười cô gái trẻ. Mặc dù ít trực tiếp điều hành, nhưng lão Đỗ lại có một trí nhớ đặc biệ khi lão chỉ từng ngươi một và nói tên:

- Hoa Lan phải không? Còn đây là Hương Lý. Kia là Mộng Nguyệt, bên này là Bích Ngọc và ngồi sau là Tuyết Nhung. Lão ta nói vanh vách tên của từng người, không sai người nào. Đến cô gái cuối cùng, lão ta hơi nhíu mày và hỏi:

- Sao tôi lại chưa biết cô này. Vào bán lâu chưa?

Cô gái khá đẹp, có gương mặt lạnh lùng, lễ phép đáp:

- Dạ, em là Hồng Nga, vào làm được một tháng.

Cố nhớ, nhưng lão Đỗ vẫn không nhớ ra:

- Hồng Nga, sao tôi không thấy tên ghi trong danh sách hành nghề?

- Dạ có, nhưng dưới tên khác, tên Oanh Hồng. Bà chủ nói cái tên đó gợi nhớ đến chị Ánh Hồng nên bà bảo đổi thành Hồng Nga.

- Có sao đâu. Ánh Hồng này mất thì có Ánh Hồng khác. Nhiều khi trùng tên lại khiến người lầm, nhất những ngưới khách mới, họ nghe đồn về Ánh Hồng trước đây, nay tò mò... và biết khi gặp Oanh Hồng này họ lại mê như khách từng mê Ánh Hồng thì sao?

Rồi lão dặn Xuân Đào:

- Từ nay gọi cô này là Ánh Hồng nghe chưa! Có hỏi thì cứ ỡm ờ trả lời, không chừng ta lại có một đào chánh mới cũng nên!

Mấy cô khác không hài lòng lắm về cách tính toán của lão ta, nhưng họ im lặng. Sau đó, lão dặn kỹ từng người:

- Dù em nào ở đây cũng đã làm trên dưới một năm, nhưng nay tất cả đều thay tên, đổi tuổi, đồng thời nói với khách là chỉ mới vào làm vài tuần, đến cao lắm là mộr tháng! Tâm lý chung của khách chơi Ià thích gái mới, gái nai. Vậy không em nào được chài mồi khách quá lố, không được tỏ ra quá sành sỏi. Em nào làm không đúng lời dặn sẽ bị cho nghỉ việc lập tức.

Sau đó lão lại họp riêng với những cô gái tuổt lớn hơn. Lão cũng nói trúng tên từng người và sau cũng căn dặn:

- Các em cũng phải đi tên, thay tuổi. Phải tạo cho mình một hoàn cảnh riêng thật ấn tượng. Em thì báo với khách rằng em trốn chồng bỏ đi ngay đêm tân hôn, đứa thì nói chỉ lấy chồng được đúng ba ngày, gặp phải thằng chồng quá thô bạo, chịu không nổi! Tóm lại, phải đưa ra nhiều tình cảnh càng bi thương, ngang trái chừng nào càng gây cho khách sự chú ý, thích thú. Có nghĩa là tất cả các em đều bị hoàn cảnh mới phải vào đây chứ không phải tự nguyện, không phải vì đồng tiền.

Rồi lão ta triết lý:

- Làm quán bar, nuôi em út mà để cho khách có ấn tượng rằng nơi ấy chỉ toàn gái làm tiền, gái sành đời thì xa lắm rồi! Mấy đứa thấy không, như con Ánh Hồng thật ra nó cũng vì cần tiền nên mới theo cô Liễu lên đây, làm nghề như mọi người. Chỉ hơn các em là nó có sắc đẹp chân chất hơn, có vẻ hoa đồng nội hơn, nên được mấy đại gia mê đắm mà làm nên cơ nghlệp!

Bỗng có người nói chen vào:

- Làm nên cơ ngihệp sao gia đình nó ở quê vẫn đói khổ, nó chết đi chẳng có được một đám tang cho ra hồn! Vậy sao gọi là ngôi sao?

Người vừa nói chính là cô Oanh Hồng, vừa được sửa tên là Ánh Hồng. Sự xuất hiện của cô ta khiến lão Đỗ khó chịu, bởi vừa rồi lão đã chẳng ra lệnh nhóm của cô này giải tán rồi hay sao?

- Ai cho phép cô trở lại đây?

Cô ta ngang bướng đáp lại:

- Thì chính anh bảo em phải giả làm Ánh Hồng thứ thật, được phép ở phòng riêng của Ánh Hồng trước đây, và bây giờ em đang về phòng của mình!

Lúc ấy lão Đỗ mới chợt nhớ là phòng riêng của Ánh Hồng ở kế bên. Tuy nhiên, câu hỏi chen vào lúc nãy của cô ta khiến cho lão khó chịu:

- Cô biết gì mà xía vô chuyện của Ánh Hồng?

Cô ta cười khẩy:

- Ở đây mà không biết ấy mới lạ! Ánh Hồng vẫn đêm đêm hiện về đòi mạng, ai mà không từng gặp!

Lão Đỗ còn chưa kịp hỏi thì hầu như cô nào cũng nói:

- Nó nói đúng! Tối qua đây thôi, chính em cũng nghe Ánh Hồng về đây kêu hãy giúp nó đòi mạng. Nó bị...

Cô ta nói chưa dứt lời đã bị lão Đỗ chụp tay bóp thật mạnh:

- Mày mà nói bậy thì đám thằng Công sẽ cho biết tay.

Công Đầu Bò là tên anh chị cầm đầu nhóm thủ hạ của mụ Liễu và lão Đỗ, chúng đánh người chỉ có tàn phế, giết người chẳng để lại dấu vết! Bởi vậy em nào mà bị hù là sợ hết vía. Các cô muốn nói thêm gì đó, nhưng thấy Lão Đỗ hỏi:

- Mấy đứa nói thấy con Ánh Hồng về đòi mạng mà đòi ai?

Cô gái nói dở câu nói lúc nãy, chẳng biết có uống thuốc liều hay không, chợt nói:

- Đòi bà chủ phải trả mạng cho nó!

Lão Đỗ như giẫm phải lửa:

- Ai nói?

Lão ta thấy mình lố bịch, bởi cô gát kia không vừa nói đòi mạng mụ Liễu hay sao?

- Tào lao, đứa nào mà nói chuyện này ra ngoài, tao sẽ giết không tha!

Trong lúc nóng giận, lão ta đã vô tình để lộ bản tính côn đồ của mình, lão có hơi giật mình:

- Tôi... tôi không được bình tĩnh. Tôi nói quá lời...

Không khí chùn hẳn xuống, trong khi các cô gái thì len lén nhìn nhau ra dấu rút lui, trong khi lão Đỗ cứ thừ người ra, đầu óc căng thẳng. Hồi lâu, lão mới ngẩng lên hỏi:

- Còn ai thấy gì nữa?

Lúc ấy lão mới biết là tất cả các cô đều đã rút đi hết.

Nhìn về phía phòng của Ánh Hồng thấy cửa còn mở, cô gái tên Oanh Hồng vừa mới bước vào, lão Đỗ bước thco, vớí ý định hỏi thêm vài chuyện. Nhưng khi lão vừa đẩy cửa vào thì...

- Trời ơi!

Nghe tiếng kêu kinh hoàng của lão, mấy người từ tầng dưới chạy lên, hỏi lớn:

- Có chuyện gì vậy?

Người ta chỉ thấy một lão Đỗ đứng như trời trồng, hai mắt trợn rừng chẳng khác một tượng sáp!

- Ông chủ!

Xuân Đào gọi lớn vừa nhìn vào phòng trống trơn. Cô càng ngạc nhiên:

- Chuyện gì vậy ông Hăng-Ry?

Mãi một lúc khá lâu lão Đỗ mới hồi tỉnh. Lão ta la thất thanh như người vừa gặp cơn ác mộng:

- Chặn nó lại! Đừng để nó... đừng cho nó giết...

Xuân Đào phải chụp tay lão ta, trấn an:

- Đâu có ai đâu, ông Hăngry?

Đưa tay chỉ vào phòng, mắt lão ta vẫn còn trợn trừng, vừa gào lên:

- Nó kìa! Nó... treo cổ!

Chẳng riêng gì Xuân Đào, mọi người đều nghĩ lão ta bị điên. Bởi vậy vài người nói nhỏ với nhau:

- Chắc lão điên vì quán hôm nay ế khách!

Người khác lại nói:

- Chắc tại vì cùng một lúc mất đến hai người đẹp làm ra tiền nên đầu óc lão và bà Liễu bị đứt mạch rồi cũng nên!

Mất thêm hơn năm phút nữa lão Đỗ mới hết kích động. Nhưng hễ nhìn vào phòng là lão lại nói:

- Nó treo cổ trong đó!

Xuân Đào hỏi:

- Ông nói ai treo cổ?

Lão trả lời như một người trả bài:

- Con Ánh Hồng. Nó treo cổ chết, lè lưỡi dài tận ngực!

- Đâu có ai trong phòng?

Lão ôm lấy đầu, rên rỉ:

- Đuổi nó đi giùm. Năn nỉ nó cũng được, đừng để nó ở đó nữa.

Xuân Đào không muốn lôi thôi nên ra dấu cho mọi người rút hết xuống. Bây giờ cô mới nhỏ giọng hỏi:

- Ông thấy Ánh Hồng phải không? Nhưng phòng này bây giờ do con Oanh Hồng ở mà. Nó mới đây...

Cô quay tìm Oanh Hồng thì chẳng thấy đâu. Mãi một lúc sau mới có người tìm thấy cô chui vào trong phòng vệ sinh, mặt mày tái mét, vừa run vừa lắp bắp nói:

- Cho... cho tôi nghỉ làm! Tôi xin nghỉ...

Rồi từ phút ấy, cô ta gần như không còn tỉnh trí nữa, cứ vừa run vừa kêu gào, điên loạn.

Phải mất nhiều công sức Xuân Đào mới dỗ được cô ả tỉnh lại. Đào hỏi khẽ:

- Em thấy gì mà như vậy?

Phải nửa phút sau, cô ả mới đáp tròn câu:

- Ánh Hồng. Cô ấy... bắt em phải chết! Phải chết để cho bà Liễu lão Đỗ này mang tội giết người!

- Và em đã...?

- Em nghe lời nên leo lên giường, tròng cổ vào dây thòng lọng và... Nếu lúc ấy không có tiếng la lớn của lão ấy thì em đã chết rồi! Em bị ngã xuống và chạy trốn! Em sợ lắm chị Đào ơi. Cho em rời khỏi nơi đây ngay!

Đã bắt đầu lờ mờ hiểu câu chuyện đang xảy ra, Xuân Đào nhẹ giọng bảo:

- Em cứ bình tĩnh, chưa cần phải đi đâu hết. Chị nghĩ là chị sẽ có cách nói chuyện với Ánh Hồng.

Câu nói của Đào khiến mấy người đứng gần đó đều ngạc nhiên, và có người nói vào:

- Cứ đợi đêm đến cầu là Ánh Hồng nó hiện về ngay. Tối qua tôi thấy nó đứng khóc ở cầu thang kia mà không dám kể lại, e mọi người sợ bỏ việc hết!

Xuân Đào kéo Oanh Hồng về chỗ của mình, vỗ về:

- Em cứ vào phòng chị mà ở, chị tin chắc Ánh Hồng sẽ không làm gì đâu. Sở dĩ em bị như thế là do hồi nãy em nhận lời lão ta đóng giả vai Ánh Hồng. Con nhỏ chết oan nên linh lắm, bây giờ mình cúng vái nó, nói rõ lòng mình thì chị nghĩ nó sẽ không hại ai trong số chị em mình hết.

Oanh Hồng chừng như nhớ ra điều gì, cô nói khẽ:

- Lúc em thấy oan hồn của Ánh Hồng thì bên cạnh có một người con gái khác nữa, em nhớ ra rồi...

- Ai vậy?

- Con Xuân Hằng mà bà Liễu ưu ái, trọng dụng, nhưng chỉ mấy hôm rồi nó bỏ đi mất đó!

Xuân Đào thảng thốt:

- Đúng rồi! Con nhỏ đó có sắc đẹp không phải của người trần!







Không bấm vùng phía dưới kẻo mất tiền nhé!